GIỚI THIỆU VỀ CHẤT LIỆU LINEN VÀ HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN LUMILY

Được làm từ sợi của cây lanh, tên “linen” có nguồn gốc từ “linum” (tiếng Latin) hoặc “linon” (tiếng Hy Lạp), từ “lanh” trong tiếng Việt bắt nguồn từ “lin” trong tiếng Pháp. Tùy từng vùng ở Việt Nam, các nàng sẽ gọi loại vải này một tên khác nhau, có nơi là “lanh”, có nơi là “linen”.
Vải linen thấm hút và cũng nhả nước nhanh nhất, nó có thể chịu được độ ẩm lên tới 20% mà vẫn không gây cảm giác ẩm ướt, vì thế đây là loại vải thoáng mát số một cho những ngày hè.
Nếu hiểu về sợi lanh dệt nên loại vải này, các nàng có lẽ cũng sẽ thông cảm phần nào cho những nếp nhăn luôn có mặt trên bề mặt vải. Cấu tạo sợi lanh có tính đàn hồi thấp vì vậy khi có các nếp gấp tự nhiên, chúng ít khi trả bề mặt được về nguyên trạng, sự đàn hồi thấp này chủ yếu xuất phát từ tính chất 100% tự nhiên của linen.
Linen cũng là một loại vải hiếm có khi trở nên chắc sợi lúc ướt hơn cả lúc khô.Giặt xong một món đồ linen, bạn chỉ cần phơi khô tự nhiên rồi sử dụng.Những nếp nhăn sau khi khô trở nên nhỏ và đều, cũng là một nét đẹp đặc trưng của linen.

Những cô gái của linen luôn mang theo mình sự thu hút hoàn toàn tự nhiên, về những vẻ đẹp mộc mạc toát ra từ bên trong chứ không phải được đắp lên hời hợt bên ngoài, giống như tính chất của loại vải này vậy, bên ngoài thì thô ráp, nhăn và cứng, nhưng khi mặc lại vô cùng dễ chịu. Linen nhẹ nhàng và duyên dáng, âm thầm chăm sóc chẳng phụ công người mặc yêu chuộng và nâng niu nó.

Nói về tính chất, linen là một loại vải rất bền và chắc, và là một trong số ít các loại vải mà khi ướt lại chắc hơn khi khô. Chất liệu này gây kinh ngạc bởi độ thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt và cảm giác nhẹ tênh trên da người mặc, do đó chiếm một vị trí đặc biệt trong tủ quần áo mùa hè. Tuy nhiên, do các sợi lanh có độ đàn hồi rất thấp, linen sẽ bị đứt nếu nó bị gấp và ủi tại cùng một vị trí một cách liên tục. Màu sắc tự nhiên của linen thay đổi từ màu trắng ngà, màu mộc, nâu vàng hoặc màu xám.
Một đặc điểm thường gắn liền với linen đương thời là sự hiện diện của “slubs”, là các điểm gút nhỏ xảy ra một cách ngẫu nhiên dọc theo chiều dài của nó. Từng bị xem là những khiếm khuyết liên quan đến chất lượng thấp, các “slubs” hiện nay được thêm vào một cách chủ ý như là một phần của tính thẩm mỹ của sản phẩm tự nhiên.
Thô mộc nhưng phong cách, giản dị mà sang trọng, linen đang dần trở thành xu hướng trong ngành thời trang hiện nay, thậm chí đang ngấp nghé tiếm ngôi ông hoàng của jeans. Linen hiện đang là chất liệu chủ đạo cho các sản phẩm của LiA với nhiều thiết kế mang tính ứng dụng cao và phù hợp với nhiều đối tượng yêu thích thời trang.

Để trang phục được sản xuất trên chất liệu linen được bền, đẹp, nàng nên thực hiện các hướng dẫn bảo quản như dưới đây nhé
  • Có thể giặt máy, với nước lạnh đối với trang phục trơn, không có hoạ tiết vẽ tay
  • Không dùng nước xả mềm – nước thơm vải
  • Giặt bằng tay bằng dầu gội, sữa tắm nếu trang phục có hoạ tiết vẽ tay
  • Cần phân biệt giặt riêng màu đậm (đen, đỏ, xanh navy, nâu, xanh ve chai, …) và màu nhạt khi giặt chung với các sản phẩm khác.
  • Phơi trong mát, thích hợp phơi khô bằng gió
  • Giũ mạnh vài lần khi phơi để giữ nếp

2 Cách ủi:
  • Ủi bằng bàn để ủi
  • Nên ủi khi sản phẩm chưa khô hẳn
  • Chỉ ủi một lớp ( tròng sản phẩm vào bàn, không để thân trước và thân sau xếp lên nhau )
  • Nếu sản phẩm đã khô nên xịt ít nước bình thường, không dùng nước làm mềm
  • Trang phục có hoạ tiết vẽ tay: ủi bề trái hoạ tiết.
Cách xếp:
  • Khi trang phục đã khô có thể treo ngay vào tủ không cần ủi, sẽ có độ nhăn tự nhiên của linen , khi mặc có thể không cần ủi lại.
  • Khi đi công tác, du lịch, bạn vẫn có thể đem theo trang phục chất linen mà không cần ủi. Hoặc để tránh gãy mặt vải khi xếp cấp trong tủ, bảo quản khi xếp bằng cách: lót giấy gói quần áo (warp paper) ở giữa rồi xếp/ gấp trang phục như bình thường, giấy sẽ giúp vải không gãy mặt. Nếu không có giấy gói, có thể dùng một trang phục dệt kim (ví dụ như áo thun T Shirt) lót ở giữa và xếp trang phục linen bên ngoài.

Comments